- 3. 1 Tạo một cluster
- 3.2 Quản lý các node trong cluster
- 3.3 Cấp quyền cho user
- 3.4 Xóa cấu hình cluster
- 3.5 Hiển thị trạng thái cluster
- Các nội dung khác
-
-
Để khởi động dịch vụ pacemaker và cho phép tự khởi động cùng với OS. Ta chạy 2 câu lệnh sau:
systemctl start pcsd systemctl enable pcsd
-
-
-
Trước khi tạo mới 1 cluster, ta cần kiểm tra kết nối tới các node sẽ tham gia hình hành lên cluster xem có được liên lạc với nhau hay không?. Giả sử, ta sẽ tạo ra một HA Cluster với 3 node như sau:
Tên node Địa chỉ IP của node lb01 10.10.10.8 lb02 10.10.10.9 lb03 10.10.10.10
với nội dung file cấu hình
/etc/hosts
như sau:... 10.10.10.8 lb01 10.10.10.9 lb02 10.10.10.10 lb03
trước khi tạo mới 1 cluster, ta nên thêm thông tin các địa chỉ IP của từng host vào file
/etc/hosts
để đơn giản hơn cho việc cấu hình.-
Tiếp theo, ta nên sử dụng một mật khẩu giống nhau cho user
hacluster
trên tất cả các node. Câu lệnh sử dụng để tạo xác thực liên lạc giữa các node có cú pháp như sau:pcs cluster auth [node] [...] [-u username] [-p password]
trong đó:
- username: phải là `hacluster` - password: là mật khẩu của user `hacluster` - node: có thể là địa chỉ ip hoặc tên của node tham gia trong cluster
-
Ví dụ, với 3 node
lb01
,lb02
,lb03
như đã nói ở trên, ta sử dụng câu lệnh sau để kiểm tra quá trình xác thực:pcs cluster auth lb01 lb02 lb03
trong câu lệnh trên, bạn không cần phải khai báo ngay mật khẩu cho user
hacluster
vì sau đó hệ thống sẽ hiện lên một nhắc nhở yêu cầu bạn nhập mật khẩu cho user này. Kết quả:[ root@127.0.0.1 ]#: pcs cluster auth lb01 lb02 lb03 Username: hacluster Password:
nhập đúng password cho user
hacluster
ta nhận được thông báo:lb01: Authorized lb02: Authorized lb03: Authorized
nếu tất cả các node đều được thông báo
Authorized
. Ta mới tiến hành cấu hình một cluster.
-
-
-
Để tiến hành cấu hình cho một cluster. Ta sử dụng câu lệnh:
pcs cluster setup [--start] [--local] --name cluster_name node1 [node2] [...]
trong đó:
- cluster_name: là tên của cluster sẽ được tạo ra - node1 [node2] [...]: là dãy tên các node tham gia vào cluster.
ví dụ:
pcs cluster setup --name ha_cluster lb01 lb02 lb03 --start
-
-
-
Để cho phép cluster khởi động cùng với hệ thống, sử dụng câu lệnh:
pcs cluster enable --all
-
Hủy bỏ, không cho phép cluster khởi động cùng hệ thống, sử dụng câu lệnh:
pcs cluster disable --all
-
-
-
Để dừng hoạt động của một node trong cluster ta sử dụng câu lệnh:
pcs cluster stop node_name
trong đó:
- node_name: là tên của node mà bạn muốn dừng hoạt động của nó trong cluster
hoặc:
pcs cluster stop --all
để dừng hoạt động của tất cả các node trong cluster
-
-
-
Để thêm mới một node vào trong cluster đã tồn tại. Ta thực hiện sử dụng câu lệnh sau trên một node đã nằm trong cluster ấy:
pcs cluster auth node_name pcs cluster node add node_name --start
trong đó:
node_name là tên của node cần thêm vào cluster
-
-
-
Để xóa bảo một node đã tồn tại trong cluster. Ta sử dụng câu lệnh sau trên một node đã nằm trong cluster:
pcs cluster node remove node_name
trong đó:
node_name: là tên của node cần xóa khỏi cluster
-
-
-
Khi bạn không muốn sử dụng các node này như một cluster. Ta có thể thực hiện xóa cluster này đi bằng việc thực hiện:
-
Bước 1: Dừng dịch vụ cluster trên các node
pcs cluster stop --all
-
Bước 2: Xóa vĩnh viễn dịch vụ trên tất cả các node
pcs cluster destroy --all
-
-
-
-
Để hiển thị trạng thái của cluster. Sử dụng câu lệnh sau trên node đã nằm trong cluster.
pcs status
-
- 4. Tìm hiểu về cách quản lý các resource trong pacemaker
- 4.1. Tạo một resource
- 4.2. Các tính chất của resource
- 4.3. Các tham số cụ thể về resource
- 4.4. Các tùy chọn cho resource
- 4.5. Các nhóm resource
- 4.6. Sự vận hành các resource
- 4.7. Hiển thị cấu hình của resource
- 4.8. Chỉnh sửa các tham số cụ thể của resource
- 4.9 Kích hoạt, vô hiệu hóa nhóm các resource
- 4.10. Xóa các cảnh báo của các resource